Thép

Chương trình "Trung thu yêu thương lần 4 - 2018" cho hơn 100 em có hoàn cảnh đặc biệt Quận 1 tại nhà hàng buffet chay Healthy World

Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thép xây dựng bán lẻ đang dao động ở mức từ 17.500 đồng/kg đến 18.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 đồng/kg đến 2.500 đồng/kg so với thời điểm trước Tết.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thép xây dựng bán lẻ đang dao động ở mức từ 17.500 đồng/kg đến 18.000 đồng/kg, tăng từ 2.000 đồng/kg đến 2.500 đồng/kg so với thời điểm trước Tết.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đánh giá, thị trường thép đang khá phức tạp vì giá cả nguyên liệu cho sản xuất thép đang thay đổi theo chiều hướng tăng mà việc tăng giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thép Việt Nam vì nhiều nguyên liệu như quặng sắt, sắt thép đều được nhập khẩu nên bất kỳ động thái thay đối giá thế giới đều ảnh hưởng tới Việt Nam. Do vậy, các Doanh nghiệp Việt Nam phải có sự điều chỉnh phù hợp để cân đối lợi nhuận. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ của thị trường thép cũng được dự báo sẽ tăng cao hơn so với năm 2017 nên mặt hàng này cũng có tiềm năng tăng giá.

Đại diện công ty TNHH và sản xuất Thép Việt (Pomina) - Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty cho biết, thời gian qua giá thép có xu hướng tăng và sẽ còn tiếp tục tăng do giá nguyên liệu đầu vào đang tăng. Hiện giá bán thép tại nhà máy dao động ở mức từ 14.000 đồng/kg chưa có VAT. Theo ông Thái, thị trường thép hiện nay rất khó dự báo về giá vì còn phụ thuộc vào cung cầu thế giới và diễn biến giá cả hằng ngày.

Ông Sưa chia sẻ về việc liên quan đến việc Mỹ vừa tuyên bố sẽ đánh thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ từ một số nước trong đó có Việt Nam, có thể sẽ có những tác động nhất định đến giá thép tuy nhiên đối với thị trường trong nước thì tác động không lớn vì sản lượng thép xuất khẩu qua thị trường Mỹ không nhiều. Trong trường hợp, Mỹ không thay đổi quyết định về việc áp thuế đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam thì sẽ chỉ làm giảm tính cạnh tranh và có ảnh hưởng nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này qua thị trường Hoa Kỳ.

Đại diện Hiệp hội Thép cũng cho rằng, xét trên tổng thể thì Việt Nam không có biến động mạnh về ngành thép vì thị trường tiêu thụ lớn nhất của thép Việt Nam (chiếm khoảng 60%) là Asian, Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 11,1%. Đặc biệt, trong hai năm trở lại đây, lượng thép xuất khẩu thép vào Mỹ cũng đang có xu hướng giảm, năm 2016 xuất khẩu thép sang Mỹ gần 1 triệu tấn nhưng đến 2017 giảm xuống chỉ còn 500 ngàn tấn (tổng xuất khẩu thép cả nước năm 2017 đạt 4,7 triệu tấn). Do vậy, trong ngắn hạn, nếu mất thị trường Mỹ thì về cơ bản các doanh nghiệp thép của Việt Nam cũng sẽ không gặp khó khăn nhiều vì thị trường nội địa và nội khối ASEAN vẫn mang lại dư địa tăng trưởng khả quan.

Nhận định về tiềm năng xuất khẩu của ngành thép vào thị trường Mỹ trong thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, tình hình là khá khả quan vì các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước chủ động được nguồn nguyên liệu. Nếu như trước đây các doanh nghiệp thép cán nguội và tôn mạ vào thị trường Mỹ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc do ngành sản xuất nội địa không có khả năng cung ứng thép cán nóng (Đây chính là lý do các nhà máy tôn mạ Việt Nam nằm trong danh sách xem xét áp thuế của Mỹ). Tuy nhiên, sang năm 2017, ngành thép nội địa Việt Nam đã sản xuất gần 10 triệu tấn thép thô và gần 1,3 triệu tấn thép cán nóng HRC, đều là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn và phù hợp quy định về xuất xứ của Mỹ. Từ năm 2018 trở đi, năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng của Việt Nam dự kiến sẽ đủ để tạo nên C/O (giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa) do có nhiều dự án mới của các doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Bài viết liên quan

© Copyright 2018 Designed By Viễn Nam